Sơn kẻ vạch Epoxy là gì? Ưu điểm nổi bật và các bước thi công
Lượt xem 132
Sơn Epoxy là một trong những dòng sơn kẻ vạch có ứng dụng cao trong các công trình xây dựng cầu đường hiện nay. Sơn kẻ vạch Epoxy thường được sử dụng trong nhà xưởng, tầng hầm bãi đậu xe, sàn epoxy,… Vậy sơn Epoxy vạch kẻ đường là gì, có ưu điểm và cách thi công như thế nào mà được nhiều người lựa chọn như vậy. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây
1. Sơn kẻ vạch Epoxy là gì?
Sơn Epoxy là loại sơn dẻo nhiệt hoặc sơn gốc cao su hóa, sơn gốc dầu, sơn gốc nước, là sơn epoxy gốc dầu. Đây là loại sơn chuyên dụng dùng để kẻ vẽ lên những đoạn đường, khu vực mà chúng ta cần phân chia vị trí, làn đường, hướng đi, điểm dừng lại và cảnh báo giao thông…
2. Ưu và nhược điểm của sơn kẻ vạch Epoxy
2.1. Ưu điểm
Sơn Epoxy có nhiều ưu điểm nổi bật, do đó loại sơn này được ứng dụng rất rộng rãi trong thi công sơn kẻ vạch tại các kho, bãi và làn đường giao thông. Đó là những đặc điểm sau:
- Đa dạng về màu sắc. Màu sắc nổi bật giúp mọi người có thể dễ dàng nhận biết ngay cả khi trời tối hoặc những khu vực kho bãi, tầng hầm không có đủ ánh sáng.
- Chịu được mài mòn, chịu lực cơ học tốt, độ bám dính cao, khó phai màu theo thời gian
- Có tuổi thọ cao.
- Chống bám bụi, chống thấm, dễ dàng vệ sinh.
- Giá thành phù hợp với thị trường hiện nay.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vô cùng nổi bật thì sơn kẻ vạch Epoxy cũng tồn tại một vài nhược điểm như
- Khó thi công, cần độ tỉ mỉ và cái nhìn thật rộng.
- Đòi hỏi tay nghề của người thi công phải thật cao, tỉ mỉ để có thể vẽ những đường kẻ vạch chính xác và đẹp mắt.
3. Quy trình thi công sơn Epoxy
Để thi công sơn kẻ vạch Epoxy đúng chuẩn, cần tuân thủ các bước sau
3.1. Xử lý bề mặt
Đây là bước vô cùng quan trọng vì đây vì nếu mặt sàn càng bằng phẳng, không có khuyết điểm thì độ dám dính càng cao.
- Đối với mặt sàn mấp mô, ta cần xử lý làm phẳng bằng máy mài sàn công nghiệp.
- Đối với công trình diện tích nhỏ, ta có thể xử lý bề mặt sàn bằng cách đánh giấy giáp, và sủi nhẵn bề mặt sàn và vệ sinh sạch sẽ.
3.2. Định vị các vị trí thi công
Đánh dấu đường kẻ và dùng băng dính giấy cố định điểm đầu cuối của đường line.
3.3. Thi công sơn lót
Thi công lớp sơn lót bằng cách lăn đều trên bề mặt đường line. Đây là lớp trung gian kết nối giữa sàn bê tông và lớp sơn phủ epoxy.
3.4. Thi công lớp sơn phủ
- Đợi lớp lót khô sau 4 – 5 giờ thì tiếp tục lăn 2 lớp sơn phủ hoàn thiện.
- Đợi lớp phủ khô thì lột bỏ băng dính giấy để hoàn thành đường line.
Bài viết liên quan
27/07/2023
Hệ thống giao thông ngày càng phát triển, các thiết bị an toàn giao thông ngày càng đóng vai trò quan trọng. Trong đó, sơn giao thông được xem là một trong những phương pháp tối ưu nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường. Chỉ cần bước chân ra đường là ta có thể bắt …
Xem thêm